Bạn đang có ý định đi du lịch Tây Ninh trong thời gian tới nhưng chưa biết nên tham quan địa điểm nào? Vậy đừng bỏ qua Trí Huệ Cung nhé, nơi đây luôn gây ấn tượng mạnh với du khách khi đặt chân đến, mang đến những trải nghiệm thú vị. Khi đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu những thông tin độc đáo về lối kiến trúc cũng nhưng những thông điệp, giá trị được truyền tải. Cùng toptayninh.vn tìm hiểu những thông tin thú vị về Trí Huệ Cung trong bài viết dưới đây nhé!

Trí Huệ Cung ở đâu?
Trí Huệ Cung ở đâu? là thắc mắc của rất nhiều du khách. Nơi đây còn có một tên gọi khác là Thiên Hỷ Động, địa điểm này được dùng để làm tịch thất cho phái nữ và thuộc sự quản lý của Tòa Thánh Tây Ninh.
Cụ thể, Trí Huệ Cung thuộc xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Nơi đây cách Tòa Thánh Tây Ninh 7km nên việc di chuyển rất dễ dàng, thuận tiện.

Lịch sử hình thành của Trí Huệ Cung
Trí Huệ Cung là địa điểm được xây dựng từ năm 1947, do Đức Phạm Hộ Pháp khởi công xây dựng. Vào tháng 1/1951, nơi đây được hoàn thành xây dựng. Đặc biệt, sau 1 ngày làm lễ khách thành cũng như trấn thần, Đức Phạm Hộ Pháp là người đầu tiên tham gia nhập tích. Không những thế, Đức Phạm Hộ Pháp còn tiến hành cầu nguyện cho người dân suốt 3 tháng mới bắt đầu xuất tịch.

Lối kiến trúc của Trí Huệ Cung
Kiến trúc của Trí Huệ Cung vô cùng đặc biệt. Công trình được xây dựng trên một khu đất rộng, được thiết kế với vòng rào vuông vức. Đặc biệt, mỗi bên sẽ có một cổng ra vào lớn, trên cổng còn để bảng lớn có khắc 3 chữ “Thiên Hỷ Động” và hai bên cột cũng được đề đôi liễn Trí Huệ.
Về thiết kế, Tịnh thất được thiết kế theo hình khối lập phương, gồm 3 tầng và mỗi tầng sẽ cao 4m. Về ý nghĩa, thiết kế vuông vức của tòa nhà này sẽ đại diện cho “âm”. Cùng với đó là ở giữa tòa nhà có cột trụ 3 tầng, cao đến tận mái đại diện cho “dương”. Chính vì vậy mà lối kiến trúc của tòa nhà thể hiện được ý nghĩa “trời đất vuông tròn”.
Không những thế, không gian bên trong tịnh thất còn được thiết kế tinh tế vớ đầy đủ công năng sử dụng. Cụ thể, tầng một sẽ dùng để là nơi cho các tín đồ cầu nguyện và luyện đạo. Đi lên tầng trên sẽ là không gian thời Đức Chí Tôn, kèm với việc trưng bày các di tích, cũng như kỷ vật của Đức Phạm Hộ Pháp.
Những người nào được tu tại Trí Huệ Cung?
Những người nào được tu tại Trí Huệ Cung? chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, người nữ đạo Cao Đài phải hội tụ đầy đủ tam lập mới được tu tập tại Trí Huệ Cung, bao gồm: lập đức, lập công và lập ngôn. Điểm đặc biệt là ở phương thức tu chơn, với phương thức này thì những người đồng tử sẽ có vị trí, phẩm tước cũng như chức sắc như nhau, không phân cao thấp.
Hằng ngày, tại tịnh thất sẽ diễn ra các lễ cúng tứ thời, đồng thời có đầy đủ các bài kinh Cao Đài nhưng không dùng nhang, đèn. Khi nghe tiếng giật chuông, những người tu Trí Huệ dù đang ngồi đứng ở đâu đều phải đứng dậy, đồng thời tay bắt ấn Tý và phải hướng mặt về tịnh thất để tưởng niệm.

Hy vọng những thông tin về Trí Huệ Cung mà toptayninh.vn đã cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về địa chỉ, lối kiến trúc, nét đẹp văn hóa, tu tập, … của nơi đây. Nếu có cơ hội ghé thăm Tây Ninh, đừng bỏ lỡ điểm đến đặc biệt này nhé!